"Hành Giả" Võ Tòng

Võ Tòng hay Vũ Tùng[1] (chữ Hán: 武松; bính âm: Wǔ Sōng), ngoại hiệu Hành giả (chữ Hán: 行者; tiếng Anh: Pilgrim), là một nhân vật trong tiểu thuyết Thủy hử. Võ Tòng cũng xuất hiện trong Kim Bình Mai – một tác phẩm dựa trên câu chuyện của Thủy hử, và một số tác phẩm khác. Võ Tòng nguyên là thủ lĩnh núi Nhị Long và sau này tụ nghĩa ở Lương Sơn Bạc. Khi ở Lương Sơn, Võ Tòng là đầu lĩnh thứ 14, được sao Thiên Thương Tinh (chữ Hán: 天傷星) chiếu mệnh. Do ảnh hưởng của Thủy hử, trong một thời gian dài nhân vật Võ Tòng được xem là một nhân vật hư cấu. Tuy nhiên, về sau, dựa trên một số bằng chứng, các nhà nghiên cứu đã cho rằng Võ Tòng là một nhân vật có thật trong lịch sử.

Bản dịch Kim Bình Mai của dịch giả Nguyễn Quốc Hùng dịch (1969, Nhà xuất bản Chiêu Dương) phiên âm nhân vật này là Vũ Tùng.

Xuất thân Võ Tòng xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Từ nhỏ ông mồ côi cha mẹ và được anh ruột là Võ Đại Lang (hay Võ Thực) nuôi nấng dạy dỗ. Ông là người tráng kiện, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn, cao 8 trượng. Lớn lên ông có võ nghệ cao cường, thường hay uống rượu, thích hành hiệp trượng nghĩa, nổi tiếng là con người nghĩa khí.

Hai điển tích nổi tiếng

Võ Tòng đả hổ trên gò Cảnh Dương Do bất hoà với một quản sự phòng cơ mật của huyện Thanh Hà, Võ Tòng đang trong lúc say rượu đã đấm hắn một cú. Thấy hắn bất tỉnh, ông tưởng rằng mình đã giết người nên bỏ trốn đến quận Hoành Hải, nương nhờ Sài Tiến. Gần một năm sau, Võ Tòng biết tin tên quản sự chưa chết nên định tính quay về quê tìm anh trai, nhưng ông lại bị bệnh sốt rét nên chưa về được. Cùng thời điểm ấy anh em Tống Giang và Tống Thanh cũng đến gia trang của Sài Tiến. Tại đây Tống Giang và Tống Thanh đã chăm sóc bệnh tình của Võ Tòng và kết nghĩa anh em với ông. Đến khi Võ Tòng khoẻ lại, cả ba người Tống Giang, Tống Thanh và Võ Tòng rời khỏi nhà Sài Tiến và hẹn nhau gặp lại.

Trên đường về quê thăm anh, khi đi ngang qua huyện Dương Cốc (nay là thành phố Liễu Thành), Võ Tòng ghé vào một tửu quán, bên ngoài ghi là "Uống 3 chén không nên qua đồi". Võ Tòng vốn thích rượu, thấy dòng chữ này rất khó chịu, hỏi tại sao thì chủ quán kể trên đồi có con hổ thành tinh chuyên ăn thịt người trên đồi Cảnh Dương, ai uống quá say không nên đi qua đó. Võ Tòng nghe vậy rất phẫn nộ, uống một mạch hết rượu trong quán.

Chiều hôm đó, Võ Tòng đang trong cơn say, một mình cầm gậy lên đồi tìm hổ. Sớm hôm sau gặp hổ, ông cầm gậy vờn với mãnh thú tới tối. Đến lúc trời chạng vạng sáng, sau khi dùng nhiều mưu kế mà không được, ông vứt gậy, một tay nhận đầu hổ xuống đất, một tay đấm, con hổ vỡ đầu chết tươi[2].

Nhờ chuyện này Võ Tòng được huyện lệnh của vùng phong chức Đô đầu.

Sau một năm xa cách, Võ gia huynh đệ gặp lại nhau, vui mừng khôn xiết. Nhân vui mừng, Võ Thực dẫn em về nhà ra mắt người vợ mới cưới của mình - Phan Kim Liên.

Võ Thực là con cả trong nhà nên được gọi là "Võ Đại Lang" (con trai cả nhà họ Võ). Ông làm nghề bán bánh hấp để nuôi lớn Võ Tòng. Võ Thực tuy vóc dáng khiêm tốn, dung mạo xấu xí, nhưng có cô vợ Phan Kim Liên rất đẹp nhưng cũng rất đa tình. Khi Võ Tòng về thăm anh, Phan Kim Liên thấy em chồng dáng hình tuấn kiệt, dung mạo ưa nhìn, hơn hẳn chồng mình nên ả tâm thần say đắm.

Lựa dịp lúc Võ Thực đi bán bánh vắng nhà, Võ Tòng về nhà sớm, Phan Kim Liên tìm mọi cách dụ dỗ, ve vãn em chồng nhưng đều không có kết quả. Thậm chí Võ Tòng còn sỉ mắng ả một trận khiến ả ngượng chín mặt và khuyên ả nên sống cho phải đạo: "Em còn nghe bên ngoài đàm tiếu xấu miệng nữa, trong mắt em còn có thể nhịn được chị, nhưng nắm đấm của em không nhịn được đâu !". Không được đáp trả, Phan Kim Liên uất ức vu luôn với chồng rằng ả bị em chồng trêu ghẹo. Mặc dù Võ Thực hiểu tính em và không tin lời vợ, nhưng Võ Tòng vẫn bỏ nhà và ra ở hẳn nha môn, vừa để làm việc vừa để tránh chị dâu.

Một lần, Phan Kim Liên mở cửa sổ để phơi quần áo, bất cẩn làm rơi thanh sào phơi xuống trúng đầu Tây Môn Khánh. Vừa nhìn thấy Phan Kim Liên, Tây Môn Khánh đã si mê, rồi sau nhờ Vương bà làm mối giùm mình để dan díu với ả. Tây Môn Khánh biết Võ Tòng lợi hại nên đã loại bỏ ông bằng cách mua quà tặng cha nuôi - thái sư đương triều Thái Kinh - và nhờ quan huyện giao việc hộ vệ cho Võ Tòng. Nhờ đó mà cứ khi nào Võ Đại Lang ra ngoài bán bánh, Phan Kim Liên lại lấy lí do sang nhà Vương bà may áo cho bà để tư thông với Tây Môn Khánh.

Cái kim trong bọc lâu ngày lòi ra, nhờ chú bé bán lê Kiều Vận Ca báo tin, Võ Đại Lang phát hiện ra vợ mình hư hỏng bèn chạy đến nhà Vương bà bắt đôi gian phu dâm phụ. Nhưng do thể chất yếu đuối, Võ Đại Lang đánh không lại Tây Môn Khánh, ngược lại bị hắn đánh hộc máu, phải nằm liệt giường một tuần không đi bán bánh được. Thấy chồng ốm, Phan Kim Liên không những không chăm sóc mà còn buông lời sỉ vả, đến chán miệng thì trang điểm lộng lẫy, quần là áo lượt ra đi. Võ Đại Lang giận dữ doạ vợ rằng nếu không chăm sóc mình thì khi Võ Tòng về sẽ kêu ông trả thù. Ả dâm phụ sợ hãi nói lại với tình nhân. Vương bà bèn bày mưu cho ả dùng thuốc độc giết Võ Đại Lang. Khi Võ Đại Lang chết, đôi gian phu dâm phụ không còn tư thông ở nhà Vương bà nữa, mà sang hẳn nhà họ Võ vui vầy.

Đến khi Võ Tòng về, biết anh trai đã mất mà không rõ lí do, bèn hỏi người trong huyện. Mọi người đều nói rằng chỉ có hai người biết rõ chuyện nhất là Hà Cửu thúc và Kiều Vận Ca. Võ Tòng bèn đi tìm hai người hỏi rõ ngọn ngành, rồi đưa họ đến công đường lấy lời khai. Nhưng quan huyện lại sợ uy thế của Tây Môn Khánh, xử Võ Tòng thua kiện. Ông về nhà chuẩn bị lễ tang, nhờ người ghi lại tất cả lời khai, rồi trước sự chứng kiến của những người hàng xóm, ông ép Phan Kim Liên khai tội rồi mổ bụng, cắt đầu ả, đem ruột và đầu lên tế vong linh anh trai mình. Giết xong chị dâu, Võ Tòng tiếp tục tới lầu Sư Tử giết Tây Môn Khánh rồi chặt đầu hắn đem về tế anh.

Kết cục, Vương bà vì dắt mối bày mưu khiến dâm phụ hại chết chồng nên bị quan phủ xử tử lăng trì, còn Võ Tòng thay vì phải đền mạng do giết người thì được xá nhẹ, chỉ bị đi đày đến Mạnh Châu.

Tại Mạnh Châu Trên đường đi lưu đày, Võ Tòng và hai người công sai ở lại quán rượu của Trương Thanh và Tôn Nhị Nương. Nghe đồn quán rượu này làm bánh bao nhân thịt người, Võ Tòng tìm mọi dịp để xác nhận xem tin đồn thật hay giả. Khi biết rõ mọi chuyện, ba người từ bỏ nghi ngại lẫn nhau và kết nghĩa anh em.

Khi đến nhà tù Mạnh Châu, Võ Tòng được Thi Ân chiếu cố, ông giúp họ Thi đánh bại Tưởng Môn Thần để lấy lại nơi làm ăn đã bị cướp từ tay hắn. Tưởng Môn Thần tức tối, câu kết với Trương đoàn luyện và Trương đô giám hãm hại Võ Tòng, vu cho ông tội ăn cắp. Võ Tòng bị giải lên quan phủ xét xử, rồi bị giam hãm trong nhà tù. Thi Ân biết chuyện lại nhờ người giúp đỡ, Võ Tòng được giảm nhẹ án, chỉ bị điều đi lưu đày. Trên đường đi đày đồ đệ của Tưởng Môn Thần và hai tên nha sai có âm mưu hại ông, ông giết bọn chúng rồi quay về nhà Trương đô giám báo thù.

Gia nhập Nhị Long Sơn Sau khi giết người trong nhà Trương đô giám, từ nha hoàn người làm cho đến phụ nữ trẻ em, bị quan phủ dán cáo thị truy nã, Võ Tòng trốn trong nhà Trương Thanh và Tôn Nhị Nương. Hai người bèn bày mưu cho ông hãy cải trang thành hành giả, rồi lên núi Nhị Long, nơi có một băng cướp lãnh đạo bởi chủ trại Lỗ Đạt. Võ Tòng cảm tạ hai người rồi lên đường.

Giữa đường, vào quán rượu nghỉ ngơi, Võ Tòng lại đụng độ với hai anh em Khổng Minh và Khổng Lượng. Trong lúc say, ông nằm bất tỉnh gần hồ nước, bị anh em họ Khổng phát hiện, bắt về trói đánh. Tống Giang đang ở nhà họ Khổng nên đã gặp lại Võ Tòng. Đến sáng hôm sau, hai người từ biệt nhau, Võ Tòng lên núi Nhị Long còn Tống Giang đến Giang Châu.

Sau này cả Trương Thanh, Tôn Nhị Nương và Thi Ân cũng đến núi Nhị Long.

Gia nhập Lương Sơn Sau khi Lương Sơn Bạc thu phục Hô Diên Chước, Võ Tòng cùng các hảo hán núi Nhị Long cũng gia nhập Lương Sơn Bạc.

Khi Lương Sơn phân định ngôi thứ, Võ Tòng ngồi ghế thứ 14, là Thiên Thương Tinh thuộc nhóm 36 Thiên Cương. Chức vụ Bộ binh đầu lĩnh, là 1 trong 10 thủ lĩnh đứng đầu bộ binh Lương Sơn.

Đánh Phương Lạp Trong lúc đánh Mục Châu, khi giao chiến, ông bị đại tướng Bao Đạo Ất bên Phương Lạp vây khốn trong trận pháp, bị chặt đứt cánh tay. Khi đánh thắng Phương Lạp trở về, Võ Tòng xuất gia tại chùa Lục Hòa tại Hàng Châu, thọ đến 80 tuổi mới mất.

Một số tác phẩm khác

Mộ Võ Tòng ở Hàng Châu Theo cuốn 145 nghi án của muôn đời[3], nhân vật Võ Tòng còn được đề cập trong một số tác phẩm sau:

Biệt hiệu Võ hành giả của Võ Tòng xuất hiện đầu tiên trong sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự năm cuối Nam Tống. Trong số 30 nhân vật anh hùng Lương Sơn Bạc, người thứ 30 là Võ Tòng. Họa sĩ Cung Khai (đời nhà Nguyên) đã viết cuốn Ca ngợi 36 người nhóm Tống Giang, trong đó có Võ Tòng. Cuốn Nghĩa hiệp ký truyện viết rằng lúc trẻ Võ Tòng đã đính hôn với người con gái họ Giả, sau đó ly tán vì trốn chạy lên Lương Sơn. Sau khi Tống Giang chiêu an, đã đứng ra làm chủ hôn cho hai người. Tác giả Lục Dung viết trong Thúc viên tạp ký rằng: treo thưởng cho ai bắt được Võ Tòng 10 triệu quan tiền, số tiền này chỉ nhỏ hơn mức thưởng cho ai bắt được Tống Giang. Kim Bình Mai tập trung vào vụ Võ Tòng-Phan Kim Liên-Tây Môn Khánh Đoàn Giỏi có nhắc đến Võ Tòng đánh hổ ở Cảnh Dương cương (Kiển Dương cang) trong truyện Đất rừng phương Nam:

Võ Tòng mà đả hổ Tại Kiến Dương Cang Gặp anh thời giữa đàng... Trong điện ảnh Trong phim Thuỷ hử năm 1998, nhân vật Võ Tòng do diễn viên Đinh Hải Phong thủ vai.

Võ Tòng và các hảo hán Lương Sơn truy đuổi tàn binh Phương Lạp, chẳng may bị Phương Thiên Định (con trai Phương Lạp) vung kích chém mất cánh tay trái. Trong phim Thuỷ hử năm 2011 (Tân thuỷ hử), nhân vật Võ Tòng do diễn viên Trần Long thủ vai.

Võ Tòng truy đuổi Phương Lạp để báo thù cho vợ chồng Trương Thanh - Tôn Nhị Nương, tới một miếu bỏ hoang thì bắt kịp. Cả hai giao chiến dữ dội, bất ngờ Phương Lạp dùng ngọn giáo 2 lưỡi đâm cánh tay trái của Võ Tòng dính vào cây cột, vì lực đâm quá mạnh nên không gỡ ra được. Đang trong cơn say báo thù, Võ Tòng liền dùng giới đao chặt đứt tay trái, rồi lao vào đánh Phương Lạp cho tới khi hắn bất tỉnh. Trong phim Võ Tòng - anh hùng Lương Sơn Bạc, nhân vật Võ Tòng do diễn viên Du Đại Khánh thủ vai.

Phương Lạp ngưỡng mộ danh tiếng của Võ Tòng nên cải trang đến doanh trại Lương Sơn để thuyết phục anh về đầu quân. Võ Tòng kính nể Phương Lạp là anh hùng hảo hán nên thả cho đi. Ở trận chiến cuối cùng, Võ Tòng cố ý để cho Phương Lạp chặt cánh tay trái để cắt đứt tình nghĩa đôi bên. Sau này, Võ Tòng cùng với Yến Thanh ám sát 4 tên gian thần Sái Kinh, Cao Cầu, Đồng Quán và Dương Tiễn để báo thù cho các huynh đệ Lương Sơn

0
vannguyenfxPost author

"Thị trường là xác suất, kỷ luật là sức mạnh, kiên nhẫn là thành công!" https://t.me/vannguyenfx https://twitter.com/vannguyenfx https://www.facebook.com/vannguyenfx https://vannguyenfx.medium.com https://www.tiktok.com/@vannguyenfx https://stockbook.vn/thanh-vien/vannguyenfx https://t.me/fxtradervn https://t.me/alltradervn

Là đại diện của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam, MIMAX Capital - trực thuộc MIMAX Group hiện đang cung cấp các khoá Đào tạo nghề IB chuyên nghiệp cùng các Hoạt động tư vấn đầu tư tài chính trong thị trường Commodites, Indices, Forex & Crypto...

#mimaxcapital #future #cfd #trading #commodites #indices #forex #crypto #hanghoa #ngoaihoi #chungkhoan #fx #btc

Danh sách các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc tập hợp họ tên, có kèm theo biệt hiệu "ngoài đời" và tên sao "chiếu mệnh" của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy hử của Thi Nại Am, một tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc.

Trong danh sách này, có kèm theo lời dịch giải nghĩa của tên biệt hiệu các thủ lĩnh. Có những biệt hiệu gắn liền với đặc điểm ngoài đời, sở trường võ thuật hoặc tính cách của người đó. Tuy nhiên, có những tên hiệu chỉ mang ý nghĩa xưng danh để tăng thêm tiếng tăm.

Khai lập Lương Sơn

Các anh hùng Lương Sơn Bạc thường được nhắc tới gồm có 108 người, tuy nhiên trên thực tế phải là 109 người, nếu tính cả Tiều Cái. Xa hơn nữa, chủ trại đầu tiên là Vương Luân, song Vương Luân nhanh chóng bị trừ khử không đóng vai trò gì đối với sự phát triển của Lương Sơn Bạc và do đó không được nhắc tới và không được tính vào hàng ngũ các anh hùng Lương Sơn.

Thác Tháp Thiên Vương Tiều Cái: Mặc dù Tiều Cái không chính thức thuộc về danh sách 108 anh hùng Lương Sơn Bạc vì trúng tên chết sớm ở trại Tăng Đầu, nhưng xét ra Tiều Cái là người lãnh tụ đầu tiên từ lúc Lương Sơn mới mở. Đối với các anh hùng Lương Sơn Bạc, từ Tống Giang trở đi, Tiều Cái là thủ lĩnh tối cao và nếu không vì cái chết của Tiều Cái, Tống Giang có thể không trở thành thủ lĩnh của Lương Sơn. Và sau cái chết của Tiều Cái, ông được xem là tinh thần, là thánh tổ, được 108 anh em tôn kính, như vậy coi như Lương Sơn cũng chỉ có 108 anh hùng mà thôi, và Tiều Cái chính là thủ lĩnh của 108 vì sao kia.

Tài năng, tính cách của các anh hùng Lương Sơn cũng phong phú, mỗi người một vẻ. Có những người giỏi chinh chiến trên lưng ngựa như Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình… có những người giỏi võ thuật như Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm… còn một đội ngũ các tướng chuyên đánh thủy quân như anh em Trương Hoành – Trương Thuận, 3 anh em họ Nguyễn và cả Lý Tuấn; các quân sư tài ba như Ngô Dụng, Chu Vũ; những người di chuyển nhanh hoặc giỏi đột nhập như Đới Tông, Thời Thiên… Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn còn có 3 phụ nữ (Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương và Tôn Nhị Nương).

Kết cục

Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu xâm phạm bờ cõi nhà Tống. Quân Lương Sơn thắng quân Liêu liên tiếp nhiều trận, sắp tiến đến kinh đô nước Liêu thì vua Tống Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hòa và hạ lệnh Tống Giang rút quân.

Trở về, triều đình lại phái quân Lương Sơn đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác của Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Với đội ngũ thiện chiến, tài năng, quân Lương Sơn dưới cờ hiệu của triều đình nhà Tống đã dẹp được cả 3 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn này.

Khi đánh quân Liêu và các cuộc khởi nghĩa nông dân khác của Điền Hổ, Vương Khánh, quân Lương Sơn toàn thắng và không có tướng lĩnh nào tử trận. Tuy nhiên, khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng. Trong 108 người, 5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về; 103 người tham dự cuộc chiến với Phương Lạp thì có 59 người bị tử trận, 10 người ốm chết dọc đường, 7 người không trở về triều nhận quan tước, chỉ còn 27 người trở về triều.

59 người tử trận bao gồm:

14 chánh tướng: Tần Minh, Từ Ninh, Đổng Bình, Trương Thanh, Lưu Đường, Sử Tiến, Sách Siêu, Trương Thuận, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Lôi Hoành, Thạch Tú, Giải Trân, Giải Bảo. 45 phó tướng: Tống Vạn, Tiêu Đĩnh, Đào Tông Vượng, Hàn Thao, Bành Kỷ, Trịnh Thiên Thọ, Tào Chính, Vương Định Lục, Tuyên Tán, Khổng Lượng, Thi Ân, Hác Tư Văn, Đặng Phi, Chu Thông, Cung Vượng, Bao Húc, Đoàn Cảnh Trụ, Hầu Kiện, Mạnh Khang, Vương Anh, Hỗ Tam Nương, Hạng Sung, Lý Cổn, Yến Thuận, Mã Lân, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Lã Phương, Quách Thịnh, Âu Bằng, Trần Đạt, Dương Xuân, Úc Bảo Tứ, Lý Trung, Tiết Vĩnh, Lý Văn, Thạch Dũng, Đỗ Thiên, Đinh Đắc Tôn, Trâu Uyên, Lý Lập, Thang Long, Sái Phúc, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương 10 người ốm chết dọc đường bao gồm:

5 chánh tướng: Lâm Xung, Dương Chí, Trương Hoành, Mục Hoằng, Dương Hùng. 5 phó tướng: Khổng Minh, Chu Quý, Chu Phú, Thời Thiên, Bạch Thắng. 3 người không về kinh mà bỏ đi tu: Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng ở lại chùa Lục Hòa (Hàng Châu) để tu hành. Võ Tòng về sau thọ ngoài 80 tuổi, Lỗ Trí Thâm mất tại chùa này chỉ một thời gian ngắn sau khi thắng Phương Lạp. Công Tôn Thắng thì từ giã Lương Sơn ngay trước khi ra quân tấn công Phương Lạp và theo La Chân Nhân tu hành ở Kế Châu.

4 người không muốn ra làm quan và đã bỏ đi trên đường về kinh bao gồm:

2 chánh tướng: Yến Thanh, Lý Tuấn. 2 phó tướng: Đồng Uy, Đồng Mãnh. 27 tướng lĩnh Lương Sơn trở về và nhận chức phong của triều đình, gồm:

12 chánh tướng: Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Ngô Dụng, Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Hoa Vinh, Sài Tiến, Lý Ứng, Chu Đồng, Đới Tung, Lý Quỳ, Nguyễn Tiểu Thất. 15 phó tướng: Chu Vũ, Hoàng Tín, Tôn Lập, Phàn Thuỵ, Lăng Chấn, Bùi Tuyên, Tưởng Kinh, Đỗ Hưng, Tống Thanh, Trâu Nhuận, Sái Khánh, Dương Lâm, Dương Xuân, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu. 5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về phục vụ triều đình, bao gồm: An Đạo Toàn, Hoàng Phủ Đoan, Kim Đại Kiện, Tiêu Nhượng, Nhạc Hòa.

Trong 32 người phục vụ triều đình sau chiến dịch đánh Phương Lạp, 3 người bị bọn gian thần (Sái Kinh, Đồng Quán, Cao Cầu) trực tiếp hoặc gián tiếp sát hại là Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Lý Quỳ; 2 người tự vẫn theo là Ngô Dụng, Hoa Vinh; 12 người về tới kinh nhưng vẫn không nhận chức, bỏ về quê cũ hoặc đi làm đạo sĩ; 3 người nhận chức rồi sau đó từ chức vì không thích chốn quan trường nhiều gian thần; 13 người tiếp tục phục vụ triều đình.

Trong 3 nữ tướng Lương Sơn Bạc (Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương, Hỗ Tam Nương), Cố Đại Tẩu là nữ tướng duy nhất sống sót, 2 người kia tử trận khi đánh Phương Lạp.

0 comments

Danh sách các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc tập hợp họ tên, có kèm theo biệt hiệu "ngoài đời" và tên sao "chiếu mệnh" của... Show More